Bí quyết nâng cao tính sáng tạo

Hãy để sự quen thuộc đó giúp bạn cởi mở hơn trước những quan điểm mới.

Sáng tạo không phải là tài năng trời phú mà là kỹ năng bạn có thể trau dồi thông qua các cách thực hành dưới đây.
Tài năng hay kỹ năng? Điều gì quyết định thành công của chúng ta trong công việc?
Theo nghiên cứu của giáo sư Trường đại học Stanford Carol Dweck và các cộng sự, nhiều người thường tin rằng kết quả công việc phản ánh tài năng bẩm sinh đối với hoạt động đó hoặc kỹ năng mà họ có được qua quá trình rèn luyện.
Tất nhiên trong thực tế, mọi kết quả công việc đều phản ánh sự kết hợp của tài năng và kỹ năng. Bạn có thể cải thiện chất lượng gần như bất cứ công việc gì nếu thực hành nhiều, song nếu đặt mục tiêu trở thành người xuất sắc nhất trong một lĩnh vực nào đó thì bạn cũng cần chút tài năng.
Để rèn luyện thuần thục một kỹ năng, bạn cần tin tưởng mình hoàn toàn có thể học hỏi và phát triển được kỹ năng đó. Còn nếu tin rằng công việc tiến hành cần có tài năng đồng thời thấy mình chẳng có món quà “thiên phú” này, bạn sẽ chẳng buồn nhọc công vì đã tự ấn định giới hạn của mình trong công việc đó.

Sáng tạo là một kỹ năng
Hãy nhìn nhận sáng tạo như một kỹ năng. Khi nói đến sáng tạo, cách tiếp cận đồng nhất tài năng và kỹ năng đặc biệt quan trọng. Đối với công việc có tính chất hành động như chơi thể thao hoặc nhạc cụ, người ta có thể dễ dàng hình dung phải làm gì để hoàn thiện kỹ năng. Nhưng với những kỹ năng thuộc về thần kinh như sáng tạo, ít người hiểu rõ về cách thức vận hành của trí óc để nhận ra rằng đó là một kỹ năng có thể rèn luyện.
Vì vậy, hầu hết chúng ta thường nhìn những người luôn đưa ra được những ý tưởng sáng tạo với một sự kính nể. Ở chiều ngược lại, những người có vẻ như được ban cho khả năng sáng tạo thường sống trong lo sợ rằng có một ngày “tài năng” thiên phú sẽ cạn kiệt và họ lại giống như bao người khác.

Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện để phát triển tư duy sáng tạo, hãy thực hành theo những cách sau:
1. Học cách diễn đạt mạch lạc
Những người sáng tạo nhất trong bất kỳ lĩnh vực nào là những người vô cùng uyên bác. Các bậc thầy sáng tạo như Einstein, Edison, Coltrane, và O’Keefe cũng là những chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Trong thời đại của Google ngày nay, có một xu hướng cho rằng thông tin luôn sẵn có khi bạn cần và vì vậy, bạn không cần phải học hỏi và tiếp thu. Nhưng nếu buộc lòng phải gián đoạn mạch công việc mỗi khi cần tra cứu điều gì đó, các ý tưởng sáng tạo của bạn cũng sẽ bị gián đoạn.
Để tối đa hóa chất lượng kiến thức mình có, bạn phải xây dựng thói quen tự giải thích các vấn đề cho bản thân. Ví dụ, bạn xem bài thuyết trình 15 phút đầy cảm hứng của một diễn giả chuyên nghiệp trên chương trình ‘TED talk’ nổi tiếng. Trong khi nghe, bạn cảm thấy rằng bạn hiểu những gì diễn giả đang nói. Sau đó, nếu bạn cố gắng truyền đạt lại những gì bạn học được từ bài thuyết trình cho một người khác, bạn sẽ nhận ra rằng: bạn tưởng “mình đã hiểu”, nhưng thật ra đó chỉ là sự phản ánh rằng diễn giả đã hiểu rất rõ về chủ đề họ đang nói. Trừ khi bạn có thể diễn đạt lại bài thuyết trình cho bản thân, chưa chắc bạn đã thực sự hiểu và nhậm vận kiến thức vừa được tiếp cận.

2. Thực hành cởi mở
Một trong 5 chiều tính cách cốt lõi là cởi mở. Nó phản ánh mức độ sẵn sàng đón nhận các ý tưởng, quan điểm và trải nghiệm mới mẻ của bạn. Những người sáng tạo nhất thường là những người vô cùng cởi mở. Xu hướng cưỡng lại những cái mới không nói lên bạn không thể sáng tạo, mà có nghĩa bạn cần phải tạo dựng thói quen đón nhận và thử nghiệm các ý tưởng mới, thay vì tự lập trình từ chối chỉ bởi đó là điều “lạ lẫm” với mình.
Nếu phải gián đoạn mạch công việc mỗi khi phải đi tra cứu một điều gì đó, các ý tưởng sáng tạo của bạn cũng dễ bị gián đoạn.
Nếu bạn thấy bản thân còn chưa sẵn lòng xem xét những ý tưởng mới hay gạt bỏ những gì “không quen thuộc”, hãy thử cách này:
Khi bạn gặp một ý tưởng mới, hãy lắng nghe hoặc đọc kỹ nhưng đừng vội phản ứng ngay lập tức. Thay vào đó, hãy để nó sang một bên và ngày hôm sau hãy xem xét lại. Khi đọc lại, bạn sẽ cảm thấy quen thuộc hơn do ‘hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên’. Hiệu ứng tâm lý này cho thấy chúng ta thường có cảm tình hơn với những gì đã từng được ‘tiếp xúc’ trước đó. Hãy để sự quen thuộc đó giúp bạn cởi mở hơn trước những quan điểm mới.

3. Luôn đặt câu hỏi mới
Khía cạnh thú vị thứ ba của tính sáng tạo đó là mọi ý kiến bạn có đều được lấy ra từ trí nhớ. Điều đó có nghĩa là khi bạn có một ý tưởng tuyệt vời, bạn vừa trích xuất và sử dụng một mẩu thông tin hữu ích từ bộ nhớ.
Bạn lục tìm thông tin từ ký ức bằng cách nào? Tất cả việc cần làm chỉ là hỏi một câu hỏi và trí nhớ sẽ lấy ra những thông tin liên quan tới câu hỏi đó. Nếu tôi đề nghị bạn nghĩ về một ly kem mà bạn đã ăn, bạn sẽ làm theo. Ngay cả khi bạn hoàn toàn bất ngờ về câu hỏi của tôi. Ký ức sẽ dọn ra hết những trải nghiệm liên quan tới câu hỏi bạn đặt ra.

Điều đó có nghĩa là bất cứ khi nào bạn muốn nhìn nhận một vấn đề hay một tình huống theo một cách khác, bạn phải hỏi trí nhớ của mình một câu hỏi khác. Những người sáng tạo nhất không ấn định một cách nhìn vấn đề duy nhất. Thay vào đó, họ luôn tìm những cách mô tả mới đối với vấn đề đó và để trí nhớ của họ lục tìm những thông tin giúp giải quyết vấn đề. Càng đặt ra nhiều những câu hỏi khác nhau thì họ càng có nhiều ý tưởng sáng tạo.
Một bài tập dễ để thực hành đặt câu hỏi là hãy nghĩ về một vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết. Lúc này hãy tự hỏi liệu những người bạn của bạn sẽ tiếp cận vấn đề đó như thế nào. Hãy tưởng tưởng một người ở nước khác cùng gặp vấn đề như bạn. Liệu họ có đồng quan điểm với bạn? Hãy nhìn sự việc dưới nhiều lăng kính khác nhau như một cách rèn luyện bản thân tập mô tả một vấn đề theo những cách khác nhau.
Như vậy chìa khoá của sáng tạo chính là hãy biết thư giãn, giữ tâm cởi mở để đón nhận những góc nhìn mới mẻ, đa chiều giúp giải quyết các vấn đề bạn phải đối mặt mỗi ngày.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *